Những vấn đề cần tìm hiểu khi đi kinh doanh cần chuẩn bị những gì để tăng tỷ lệ thành công

Một người khởi nghiệp hay startup có rất ít sự chuẩn bị để bắt đầu. Không phải họ không kỹ lưỡng mà họ không biết đi kinh doanh cần chuẩn bị những gì. Bài viết này Tân Nguyễn Marketing cùng các bạn nhìn nhận lại những vấn đề cần thiết. Dưới góc nhìn thực tế của người đi kinh doanh rất nhiều và hỗ trợ kinh doanh cho rất nhiều doanh nghiệp. Để có tính xác thực và tính thực tế trước khi chúng ta bắt đầu bắt tay vào triển khai.

Đi kinh doanh cần chuẩn bị những gì?

Nay chủ nhật dậy sớm viết một bài chia sẻ. Những điều cần chuẩn bị trước khi bạn muốn kinh doanh khởi nghiệp cái gì đó. Chủ yếu trong ngành thương mại dịch vụ nha.

Thứ nhất, xem xét bạn thích cái gì, bạn giỏi cái gì, bạn đam mê cái gì. Rồi lọc ra những nghề nghiệp kinh doanh dịch vụ có liên quan mà làm. Như một người thích ăn diện suốt ngày đam mê làm đẹp không đi kinh doanh mỹ phẩm quần áo hay làm spa. Mà lại đi bán vật liệu xây dựng thì tui cũng chịu. Không phải bạn không làm được mà sợ bạn không làm tốt, không đủ nhiệt huyết. Để phát triển mô hình của bạn lên sau này mà thôi.

Thứ hai, sau khi nhìn nhận xong bản thân bạn và kiếm đc những việc kinh doanh hay làm dịch vụ phù hợp. Thì tiếp tục xét xem trong những cái đó mình thích cái nào nhất. Và thị trường về mảng đó hiện nay như thế nào, có tương lai hay không. Độ cạnh tranh có cao không, có ngách nào lạ hay ít người làm có thể triển khai được không. Từ đó suy xét và quyết định lựa chọn.

Thứ ba, lấy tờ giấy ra viết những điều sau và tiếp tục phân tích tiếp những thứ cần thiết:

Mặt Bằng
Nhân Viên
Sản Phẩm/Dịch Vụ
Kế Toán
Thuế Má
Thị Trường
Đối Thủ
Các Loại Chi Phí
Kế Hoạch Phát Triển
…..

Có rất nhiều việc để bạn tự trả lời được đi kinh doanh cần chuẩn bị những gì

Thứ tư, mặt bằng, chọn địa điểm nào phù hợp với mô hình kinh doanh của bạn. Như bán quần áo làm spa mà không đặt ở mặt tiền nhiều người qua lại. Mà chui vô hốc vô hẻm thì ai mà thấy mà đến. Không có kinh phí nhiều thì tìm những đường nhỏ hơn ít đắt địa hơn nhưng lượng xe cộ vẫn tốt mà thuê. Sau khi thuê tính toán các chi phí sau, tiền cọc nhà, tiền thuê hàng tháng, tiền sửa chữa decord lại cửa hàng.

Tính toán đưa vào chi phí chuẩn bị. Nên hoạch định trước kinh phí từ 3 đến 6 tháng không có doanh thu. Nếu làm bên dịch vụ chuẩn bị thêm chi phí đầu tư máy móc thiết bị ban đầu. Dĩ nhiên không cần sắm hết (trừ khi nguồn vốn bạn quá mạnh). Mà sắm những cái chủ chốt nhất thôi rồi từ từ làm ăn dc tái đầu tư mua sắm thêm.

Thứ năm, sản phẩm, xem kế hoạch là nhập hàng từ đâu, VN hay QT. Nếu VN nên săn các nguồn cung cấp sỉ và xưởng sản xuất uy tín. Dĩ nhiên không nên phụ thuộc vào 1 nơi mà ít nhất nên có 3 nơi để bạn sơ cua. Sau khi tham khảo giá và chất lượng sản phẩm ở hàng chục nơi thì mới lọc ra 3 nơi thế này. Còn nếu bên QT suy xét thêm khâu nhập khẩu thế nào (hải quan, thuế, phương thức thanh toán các kiểu, cách thức làm việc từ xa). Đừng quên khâu thương lượng nhập hàng, ký gửi, gối đầu công nợ như thế nào đó. Để thời gian thanh toán được lâu nhất và cách thức thanh toán thuận lợi nhất dành cho bạn.

Càng nắm được nhiều thông tin bạn càng dễ thành công

Thứ sáu, sau khi xong mấy khâu đó tới khâu phân tích khách hàng tiềm năng. Vẽ chân dung họ ra theo các tiêu chí mà mình đã phân tích ở bài trước đó trong Audience Insight. Để xác định chính đối tượng chính mà mình muốn nhắm tới, từ đó phát triển thêm các mảng khác như đào tạo nhân viên. Hay lên các chương trình quảng cáo khuyến mãi hậu mãi phù hợp cho việc kinh doanh sản phẩm/dịch vụ bạn đang có.

Thứ bảy, tiếp tục khâu tuyển chọn nhân viên, dù kinh doanh nhỏ đến đâu cũng nên có 1-2 người hỗ trợ cho bạn. Chúng ta sẽ tính theo một mô hình chuẩn để dễ hình dung. Nhân viên thì bao gồm nhiều khâu, mỗi khâu sẽ có trách nhiệm khác nhau. Nhưng cơ bản là phải có 2 nhân viên bán hàng, 1 nhân viên kế toán thu chi, 1 nhân viên bảo vệ.

Hãy lên quy trình cụ thể

Bạn sẽ phải viết lên quy trình làm việc cho các bộ phận đó. Sau đó đào tạo và hướng dẫn cách thức ứng xử giao tiếp với khách hàng và hỗ trợ chuyên môn (dĩ nhiên phải tuyển đầu vào phù hợp chứ ko đụng ai cũng tuyển, vì tuyển người ko có năng lực và ko có nền tảng vị trí phù hợp sẽ tốn rất nhiều công sức để bạn đào tạo lên). Nhớ viết lại quy trình từng bộ phận để sau này có scale doanh nghiệp lên cũng nhanh hơn. Tiếp theo lên các nội quy về trách nhiệm và nghĩa vụ bắt nhân viên phải nắm và thuộc nằm lòng. Tính toán các chi phí về lương bổng, thưởng, bảo hiểm…cho nhân viên.

Những chỉ số bạn cần biết về “Trải nghiệm khách hàng” (trích status)

đi kinh doanh cần chuẩn bị những gì

Bên trong lẫn bên ngoài công ty các khâu đều phải chuẩn bị kỹ lưỡng

Thứ tám, Thuế Má, tính luôn mấy chi phí này. Kể cả chi phí đăng ký Doanh Nghiệp, nếu mới làm thì nên đăng ký Hộ Kinh Doanh thôi, sau này thì lên Công Ty sau. Nếu muốn làm lớn và tầm nhìn dài hạn thì lên Công Ty Cổ Phần sau này góp vốn huy động sẽ dễ hơn. Còn tiềm lực mạnh có ông lớn nào chống lưng phía sau thì thích lên Công Ty TNHH 1 – 2 – 3 Thành Viên gì cũng được. Tuỳ lúc đó suy xét. Chỗ này nói thẳng luôn là tính thêm chi phí “cafe thuốc lá” cho các cán bộ Phường Xã. Và có khi là tiền “cơm cháo” cho mấy anh Giang Hồ địa phương để khỏi bị phá nữa nha.

Thị trường, đối thủ, chính mình đều phải nhìn nhận hết

Thứ chín, nghiên cứu các đối thủ cạnh tranh trực tiếp trong khu vực. Các đối thủ ở cùng lĩnh vực nhưng khác mặt hàng. Coi tình hình kinh doanh của họ như thế nào, mô hình quy mô ra sao. Họ có các điểm mạnh điểm yếu là gì, chiến lược kinh doanh và quảng bá thương hiệu của họ được tiến hành như thế nào. Từ đó rút ra những kết luận cho kế hoạch kinh doanh của bạn.

Thứ mười, bắt đầu lên các chiến lược quảng cáo, quảng bá doanh nghiệp, sản phẩm dịch vụ của mình tới khách hàng tiềm năng, từ đó kiếm được doanh thu hiệu quả. Không những là tìm kiếm mà công cuộc chăm sóc khách hàng sau bán hàng (được gọi là hậu mãi) cũng phải được chú trọng, đặc biệt trong ngành bán lẻ và dịch vụ. Tăng lượng khách hàng mới và tăng độ trung thành của khách hàng cũ là tiêu chí mà bạn phải song song hướng đến.

Tồng hợp 17 cách thức marketing phổ biến (trích status)

Cứ sai rồi sửa, không có gì là hoàn hảo để bạn bắt đầu cả

Thứ mười một, trong quá trình kinh doanh dĩ nhiên sẽ ko hoàn hảo. Nên cứ quan sát nhìn nhận đánh giá suy xét chỗ nào sai chỗ nào lỗi chỗ nào chưa tốt. Thì liên tục họp lại rút bài học kinh nghiệm hay sửa đổi phương án phương pháp sao cho hiệu quả hơn. Không chỉ thế các chiến lược các kế hoạch kinh doanh cũng phải thay đổi liên tục. Sao cho hợp thời thế, không gian, địa điểm nơi mà bạn kinh doanh.

Thứ mười hai, liên tục cập nhật mẫu mã mới, thiết bị mới, công nghệ mới. Để phục vụ khách hàng, ko để mình đi sau thị trường được vì như thế sẽ mất khách. Không chỉ về mặt vật chất mà còn về mặt tinh thần, thái độ, cách làm việc, cách ứng xử. Cách sắp xếp bố trí từ thị trường, từ đối thủ. Từ anh em bạn bè và từ các mô hình kinh doanh khác đều được học hỏi và áp dụng.

Cuối cùng, tập hợp tất cả những chi phí đó rồi lên kế hoạch chuẩn bị và huy động vốn. Dò lại 1 lần nữa coi cái nào chưa cần thiết có thể triển khai sau. Cái nào cắt giảm được thì cắt giảm, tiết kiệm được thì tiết kiệm. Còn vốn lớn dư dã thì cũng khoẻ hơn rồi. Nhưng vẫn ko được thoải mái và lãng phí, vì đi kinh doanh thì cốt lõi cũng là đi kiếm tiền. Mà tiền nhiều hay ít là bài toán của vốn/ doanh thu – chi phí từ đó ra được lợi nhuận.

Tổng kết đi kinh doanh cần chuẩn bị những gì

Nên ko phải thích chi sao chi, suy xét thật kỹ và bồi bổ bộ phận kế toán thật tốn. Chỗ này lạng quạng nhiều khi kinh doanh được mà ko thấy lời đấy, tự hiểu nha. Sau đó tính toán vốn bỏ ra, chi phí hàng tháng thế nào, các chi phí phát sinh bất ngờ, thời gian xoay vòng vốn, tiền nhập hàng các kiểu, rồi khi nào sẽ hoàn vốn, trích ra tái đầu tư ra sao, cái này phải có 1 bảng kế hoạch dòng tiền rõ ràng mới ko bị thiếu trước hụt sau được.

p/s: trên cơ bản là như vậy, khó thì cũng không khó mà dễ thì cũng chưa chắc dễ, chuẩn bị kỹ những điều đã nói ở trên là sẽ ổn thôi, nhưng kinh doanh ĐƯỢC HAY KHÔNG là một câu chuyện khác nha, nó thuộc nhiều thứ khác nữa, Thiên Thời – Địa Lợi – Nhân Hoà, Hợp Tuổi Hợp Mạng, May Mắn Phúc Đức nữa, nói chung Tâm Linh lắm :)

Kết bạn Facebook cá nhân của Tân qua địa chỉ : Tân Nguyễn (Tân Nguyễn Marketing)

Xem thêm các video hướng dẫn trên kênh Youtube tại : Tân Nguyễn Marketing

Xem thêm các video chia sẻ trên kênh Tiktok tại : Tân Nguyễn Marketing

Tham khảo các thông tin cập nhật tại Fanpage : Tân Nguyễn Marketing – Jackcy Tân Trainer

Website chính thức : https://tannguyen.net/

Đánh Giá Bài Viết

Chia sẻ bài viết

Tân Nguyễn Marketing (hay Jackcy Tân Trainer) là nhà đào tạo về Marketing Online, chuyên tư vấn cố vấn doanh nghiệp và triển khai các dịch vụ marketing liên quan.
Kết nối với Tân quan Facebook Hoặc Zalo: 0934041114