Tổng hợp tất cả các mô hình marketing phổ biến được ứng dụng rộng rãi trong doanh nghiệp và công việc kinh doanh
Đã làm marketing và lên chiến lược, hoạch định chiến lược. Thì các mô hình marketing phổ biến là điều bắt buộc bạn phải biết. Hãy cùng Tân Nguyễn Marketing giải mã và phân tích theo cách dễ hiểu và dễ tiếp cận nhất nhé.
Liệt kê các mô hình marketing phổ biến
Nay Tân sẽ chia sẻ một số kiến thức về các mô hình Marketing mà các bạn thường nghe theo cách lý giải của mình, ngắn gọn dễ hiểu:
================================
Các mô hình sẽ đề cập đến trong bài viết này:
1. Mô hình ma trận SWOT
2. Mô hình chiến lược 4P
3. Mô hình 5P trong marketing
4. Mô hình marketing 7P
5. Mô hình 3C trong marketing
6. Mô hình marketing 4C
7. Mô hình marketing 5C
8. Mô hình marketing 4S
9. Mô hình marketing Smart
10. Mô hình chiến lược 9P
11. Mô hình Aida trong marketing
12. Mô hình SAVE
===============================
Chi tiết các mô hình marketing phổ biến
1. SWOT:
Cái này là 4 khía cạnh khi phân tích một mô hình kinh doanh, một sản phẩm dịch vụ bất kỳ nào đó. Cụ thể: Strengths (Điểm mạnh), Weaknesses (Điểm yếu), Opportunities (Cơ hội) và Threats (Thách thức). Chủ yếu để nhìn nhận “sống ở trên đời phải biết mình là ai”, kiểu vậy đó.
2. 4P:
Cái này biết sản phẩm dịch vụ bạn đang kinh doanh đối với thị trường như thế nào rồi sau đó đưa ra phương pháp tiếp cận. Product (sản phẩm), Price (Giá), Promotion (xúc tiến thương mại hay truyền thông), Place (Kênh phân phối). Biết về sản phẩm của mình rồi so sánh với thị trường xong tự định giá rồi tung chiến lược quảng cáo ra sao để khách hàng biết tới sau đó đưa vào những kênh bán hàng phù hợp.
3. 5P:
Cái này liên quan giữa doanh nghiệp và khách hàng. Purpose (mục đích), Pride (sự tự hào), Partnership (hợp tác), Protection (bảo vệ), Personalization (cá nhân hoá). Khách hàng sẽ được giải quyết các vấn đề trong quá trình sử dụng sản phẩm, được truyền cảm hứng để tự hào vì đang sở hữu sản phẩm đó, cho khách hàng cảm thấy sự gần gũi và được chăm sóc bảo vệ tốt nhất, và cho khách hàng cảm giác rằng sản phẩm đó nó chỉ dành cho họ.
Thật ra việc chạy ads có nhiều vấn đề chúng ta phải nhìn nhận (trích status)
Toàn bộ là những mô hình quen thuộc thường thấy
4. 7P:
Cái này là sự bổ sung của mô hình 4P ở trên. Sản phẩm (Product), Giá (Price), phân phối (Place), quy trình (Process), quảng cáo (Promo), con người (People), triết lý (Philosophy). Thêm vào quy trình làm việc, con người là kể cả khách hàng và đội ngũ nhân sự, kèm với đó là phương châm mà công ty luôn hướng tới để định hình trong thị trường.
5. 3C (quàng cáo):
Cái này đánh vào tiềm thức khách hàng, nên làm sao khách hàng dễ nhớ dễ hình dung và liên tưởng ngay đến sản phẩm mình cần cùng với các tính năng lợi ích thật sự, ghim vô trong não khách luôn. Crisp: Ngắn gọn , Customer Centric: Khách hàng làm trọng tâm, Consistent: Nhất quán – 3C (kinh doanh): cái này liên quan tới sự phát triển của công ty, phải thể hiện được năng lực hiện tại và phát triển tốt hơn từng ngày, đi theo triết lý vốn có thì mới giữ được chân khách hàng và tăng cường thêm khách hàng mới. Capability (năng lực), Consistency (Tính nhất quán), Cultivation (Sự trau dồi)
Làm chủ được các mô hình này sẽ giúp bạn đi nhanh và hiệu quả hơn
6. 4C:
* Customer Value (giá trị mang lại cho khách hàng) sản phẩm cung cấp là thị trường phải mang giá trị thật sự cho khách hàng chứ ko phải bơm thổi và làm ảo.
* Cost (chi phí của khách hàng) cái số tiền khách hàng bỏ ra phải hợp lý và xứng đáng với những gì họ nhận được, khi đó chỉ số hài lòng mới cao và vòng quay khách hàng mới lặp lại.
* Convenience (thuận tiện) có nghĩa là khách hàng dễ dàng mua hàng ở những nơi cần thiết, quy trình mua hàng cũng như thủ tục (nếu có) cũng phải đơn giản nhanh chóng tiện lợi, thậm chí các thanh toán cũng phải đa dạng.
* Communication (giao tiếp) sự tương tác với khách hàng thông qua các kênh truyền thông hay các phương tiện mạng xã hội, chương trình sự kiện…để khách hàng gần với doanh nghiệp hơn, từ đó tạo niềm tin và sự hiểu biết của khách hàng đối với doanh nghiệp, mới chuyển đổi ra thành doanh số được.
Các mô hình marketing phổ biến được phát minh bởi các chuyên gia trong ngành
7. 5C:
Mô hình này chủ yếu trong kinh doanh. Company (công ty), Customers (Khách hàng), Competitors (Đối thủ cạnh tranh), Collaborators (Đối tác), Climate (Môi trường kinh doanh). Phải nắm rõ và hiểu công ty của mình, hiểu được chi tiết khách hàng của mình là ai có những đặc điểm gì, phân tích đối thủ cạnh tranh trong thị trường và theo dõi hoạt động của họ để ko bị thụt lùi, nắm được đối tác làm việc với mình như thế nào, rồi cuối cùng xem môi trường kinh doanh hiện tại có lành mạnh ko hay có nhiều vấn đề phía sau, các cơ quan quyền lực, luật pháp như thế nào, các ngành hàng khác trong khu vực làm ăn có chụp giựt hay ko.
Phân tích sự thành công truyền thông của bà Nguyễn Phương Hằng (trích status)
Nhiều mô hình được cải tiến hay tổng hợp từ các mô hình khác
8. 4S:
Cũng chủ yếu tập trung nhiều đến kinh doanh
* GIẢI PHÁP (SOLUTION): dành cho khách hàng là gì, các sản phẩm dịch vụ của bạn đáp ứng điều gì mà họ đang tìm kiếm
* HỆ THỐNG (SYSTEM): nội bộ bên trong công ty, từ khâu sản xuất hay khâu nhập hàng rồi các phòng ban rồi đến tay khách hàng sẽ có quy trình, công đoạn gì, lập 1 kế hoạch cụ thể chức năng của từng mảng rồi ráp lại cho hoàn chỉnh
* CHIẾN LƯỢC (STRATEGY): các cách để kinh doanh thôi, đi theo hướng nào, đánh vào đối tượng nào, rồi phân phối ra sao các thể loại
* CHÔNG GAI (SPINE): các khó khăn sẽ gặp phải trong quá trình kinh doanh là gì
9. Smart:
Cái này dành cho việc thiết lập mục tiêu thì chính xác hơn, các mục tiêu này cũng có thể là mục tiêu về thị trường, về doanh số hay về chiến dịch quảng cáo nào đó
* Specific (Cụ thể): cụ thể ở đây là rõ ràng, chính xác bằng những con số càng tốt
* Measurable (có thể Đo lường được): có nghĩa là nhìn thấy được chứ ko phải cảm nhận hay đánh giá cảm tính
* Actionable (Tính Khả thi): có thể thực hiện được chứ ko đặt mục tiêu trên trời
* Relevant (Sự Liên quan): có dính dáng gì đến công việc kinh doanh hay phát triển công ty ko, giống đi kinh doanh ko đặt mục tiêu doanh số mà đặt mục tiêu giảm cân thì tào lao rồi
* Time-Bound (Thời hạn đạt được mục tiêu): phải có thời gian deadline cụ thể mới nỗ lực làm việc mà đạt được
Mô hình trong bán hàng, trong kinh doanh, trong quản trị đều có đầy đủ
10. Mô hình 9P:
Cái này là cải tiến thêm của 4P và 7P thôi. Vì bạn nhìn nhiều cái rất giống. People (Con người), Process (Quy trình), Performance (Hiệu suất), Productivity (Năng suất), Product (Sản phẩm), Promotion (Xúc tiến), Pricing (Gía cả), Profitability (Lợi nhuận), Property (Tài sản sở hữu).
Bổ sung thêm về hiệu suất với năng suất làm việc, 2 cái này khác nhau nhé. Hiệu suất là kết quả làm việc có tốt hay không đưa ra chất lượng ổn hay không. Còn năng suất là làm nhiều hay làm ít, vậy cho dễ hiểu. Lợi nhuận là phần thu về sau khi trừ các chi phí và tài sản. Là những cái thuộc về công ty ko đi thuê mướn như máy móc, nhà xưởng, nguyên vật liệu…
11. Aida:
Mô hình này ứng dụng trong quảng cáo tung sản phẩm ra thị trường là chính. Có 4 yếu tố: Attention (chú ý), Interest (thích thú), Desire (khao khát), Action (hành động). Có nghĩa là gây cho khách hàng sự chú ý về sản phẩm đó để họ tò mò, phải tìm kiếm thông tin, tham khảo nghiên cứu thêm các thể loại.
Rồi trong quá trình tìm hiểu nghiên cứu sẽ cảm thấy thích thú về sản phẩm đó, rồi dẫn tới sự khao khát muốn được sở hữu nó, cuối cùng tăng độ hấp dẫn và kích thích khách hàng mua hàng đặt hàng thông qua các chương trình khuyến mãi, ưu đãi, sự kiện theo chương trình.
Áp dụng đúng loại mô hình vào đúng loại công việc sẽ rất hiệu quả
12. Save:
Cái này giống như một chiến lược cải cách hướng đi mà các doanh nghiệp đang hướng tới, nó sẽ giúp giải quyết rất nhiều vấn đề trong quá trình kinh doanh.
Solution (giải pháp) – tập trung vào cái giúp khách hàng giải quyết vấn đề của họ chứ ko chăm chăm vào sản phẩm của mình vì khách hàng mua hàng cho bản thân họ chứ ko phải mua cho người bán.
Access (thâm nhập) – hay cũng có thể hiểu là khả năng tiếp cận khách hàng, các kênh hay các phương tiện có thể tiếp cận khách hàng dễ nhất và khách hàng dễ mua hàng nhất thì triển khai.
Value (Giá trị) – để loại bỏ sự cạnh tranh về giá cả rồi giá trị khách hàng nhận được có xứng đáng với số tiền họ đã bỏ ra không thì họ sẽ chấp nhận.
Education (giáo dục) – cho khách hàng hiểu vì sao họ cần nó và gieo niềm tin mãnh liệt vào tâm trí họ để họ mua hàng vì họ cần chứ ko phải suốt ngày đợi khuyến mãi hay giảm giá mới mua.
p/s: phố đèn đỏ là dô đó “không được di chuyển” hay sao vậy mọi người?
Kết bạn Facebook cá nhân của Tân qua địa chỉ : Tân Nguyễn (Tân Nguyễn Marketing)
Xem thêm các video hướng dẫn trên kênh Youtube tại : Tân Nguyễn Marketing
Xem thêm các video chia sẻ trên kênh Tiktok tại : Tân Nguyễn Marketing
Tham khảo các thông tin cập nhật tại Fanpage : Tân Nguyễn Marketing – Jackcy Tân Trainer
Website chính thức : https://tannguyen.net/

Tân Nguyễn Marketing (hay Jackcy Tân Trainer) là nhà đào tạo về Marketing Online, chuyên tư vấn cố vấn doanh nghiệp và triển khai các dịch vụ marketing liên quan.
Kết nối với Tân quan Facebook Hoặc Zalo: 0934041114