Tổng hợp các phân tích thành công của điện thoại Oppo trong một thời gian dài tại Việt Nam
Một thương hiệu điện thoại công nghệ đến từ Trung Quốc. Tuy chỉ xếp thứ 3 sau Huawei và Xiaomi nhưng lại giữ vị trí đầu bảng tại Việt Nam. Hãy cùng với Tân Nguyễn Marketing phân tích thành công của điện thoại Oppo dưới góc nhìn cá nhân nhé.
Phân tích thành công của điện thoại Oppo, thương hiệu smartphone TQ đình đám mấy năm trở lại đây:
Nói thật tính ko viết cái này đâu, vì cứ nghe đến TQ là mình ghét rồi chứ đừng nói gì viết về doanh nghiệp của nó. Nhưng có một sự thật thì đó chỉ là cảm tính, doanh nghiệp nó vẫn tốt bình thường, trừ mấy hàng giả hàng nhái hàng lậu kém chất lượng ra còn lại hàng trong nước của nó và các công ty lớn của nó đa phần đều rất ok, bởi vì nó là công xưởng của TG nên việc sản xuất ra sản phẩm chất lượng với chi phí thấp là đều hiển nhiên thôi.
Quay lại câu chuyện thì Oppo không phải thương hiệu hàng công nghệ số 1 tại thị trường Trung Quốc, nó luôn xếp sau Huawei và Xiaomi trong nhiều năm, còn hiện nay thì đã vượt mặt. Thật tế thì mình có trải nghiệm qua các sản phẩm của 3 thương hiệu trên và cuối cùng lựa chọn của mình là Xiaomi (cả laptop và điện thoại hãng này mình cũng đang dùng khá tốt). Vậy tại sao Oppo một thương hiệu thời điểm đó ko phải mạnh nhất tại thị trường TQ nhưng lại chiếm top tại thị trường Việt Nam, mặc dù có rất nhiều “phốt” đã xảy ra.
Hãy cùng Tân nhìn qua một số điểm nhấn của thương hiệu này dưới góc nhìn của một người làm Marketing nhé:
Thứ nhất, định vị ngay từ đầu khi tập trung đối tượng khách hàng tại VN. Là tầng lớp người trẻ mới lớn, học sinh sinh viên không có nhiều kinh tế. Nhưng vẫn muốn sở hữu smartphone cấu hình mạnh, chủ yếu là để chơi game với chụp hình. Nên Oppo đánh mạnh vào hệ thống phần cứng cũng như camera. Để thu hút được giới trẻ sẵn sàng chi tiền sở hữu, chưa kể các thiết kế đều rất thời trang hợp với phong cách trẻ trung. Bên cạnh đó vì thuộc phân khúc tầm trung 4-6 triệu nên cũng dễ tiếp cận với giới thu nhập thấp. Các công nhân nhà máy hay người lao động vẫn có khả năng sắm được những món hàng này.
Thứ hai, hợp tác với Sơn Tùng MTP, một thần tượng âm nhạc của giới trẻ hiện nay. Và rất có sức ảnh hưởng để làm đại diện thương hiệu cho hãng. Mang lại lượng khách hàng rất lớn từ fan của ca sĩ này. Và định hình được hướng đi mà Oppo muốn nhắm tới: Trẻ Trung + Năng Động + Luôn Thay Đổi + Mạnh Mẽ + Sáng Tạo. Không chỉ riêng Sơn Tùng mà nhiều ca sĩ khác cũng từng đại diện cho các dòng sản phẩm của Oppo khi ra mắt.
Khái niệm về các mô hình marketing phổ biến (trích status)
Marketing của Oppo rất chuẩn và đỉnh
Thứ ba, các chiến dịch làm Marketing của nó khá hay, như mình quan sát các cửa hàng điện thoại đều được nó tài trợ biển hiệu mới rất đẹp, và dĩ nhiên thương hiệu Oppo ko thể tách biệt và cửa hàng trở thành một biển trưng bày và là điểm bán lẻ để Oppo đập vào mắt người tiêu dùng. Các chương trình truyền hình, gameshow cũng luôn góp mặt thương hiệu này, mà bạn biết giới trẻ nhỏ tuổi thì luôn thích mấy cái hài hước này, đập vào tiềm thức chúng liên tục như thế thì chạy đi đâu được.
Thứ tư, khi ra mắt một sản phẩm mới. Nó cũng áp dụng chiến dịch quảng bá sản phẩm rồi đặt hàng trước giống như Apple. Tạo sự hào hứng đón chờ. Và thích thú muốn được sở hữu với mức giá hấp dẫn. Nhấn mạnh sự khan hiếm và giá trị khi có được chiếc điện thoại đời mới của Oppo trên tay. Sau đó lan truyền như một kế hoạch viral đã được định sẵn. Như dòng F1s là một điển hình.
Thứ năm, sự sáng tạo liên tục trong thiết kế sản phẩm, trong các chiến dịch quảng cáo. Trong các chiến lược kinh doanh là điều không thể không thấy đối với Oppo. Thương hiệu này luôn đổi mới cải tiến và thay đổi phù hợp với thị trường vào các thời điểm khác nhau. Chứ không làm việc theo lối mòn, ko cứ lặp lại những cái cũ. Nên luôn tạo được sự thú vị đối với khách hàng.
Thật ra việc chạy ads có nhiều vấn đề chúng ta phải nhìn nhận (trích status)
Học theo mô hình của TGDĐ đang rất thành công
Thứ sáu, nó chơi chiến lược giống TGDĐ là phủ rộng khắp, đi đâu cũng thấy. Và hàng nó phân phối trực tiếp đến các cửa hàng bán lẻ luôn. Không qua các bên trung gian nên giảm được nhiều khâu chênh lệch. Từ đó giá thành được tối ưu nhất cho người mua.
Thứ bảy, hiểu mức sống và tâm lý người VN chúng ta. Mặc dù VN nổi tiếng chịu chơi khi chấp nhận sở hữu những chiếc điện thoại tiền tỷ. Những chiếc siêu xe cả triệu đô nhưng số đó cực ít chỉ đếm trên đầu móng tay mà thôi. Đa phần người dân VN có mức thu nhập trung bình và thấp. Mà tâm lý lại thích “Ngon – Bổ – Rẻ” mà còn “Đẹp” nữa. Nên nắm bắt được tâm lý đó và đánh mạnh vào, chiếm lĩnh được thị trường tại VN.
Tổng hợp về phân tích thành công của điện thoại Oppo
Trên đây là những cái mà mình thấy khi nhìn vào sự phát triển của Oppo. Mình cũng rất thích một thương hiệu phát âm gần giống với Oppo là Apple. Nên hàng Apple mình đều có đủ hết, còn Oppo thì mình không xài bất kỳ cái nào cả. Nhưng nó là một hình mẫu thành công mà chúng ta có thể học hỏi.
p/s: ngoài ra nó có đội xử lý Truyền Thông hơi bị ngon. Nên các sự cố xảy ra đều nhanh chóng dẹp tắt hay cho vào quên lãng chỉ sau một thời gian ngắn. Giống mấy chiếc Vinfast “phốt” khá nhiều nhưng rồi cũng chìm nhanh thôi. Cũng mong bác Vượng làm được câu chuyện cho VF. Được cả TG công nhận như những hãng xe nổi tiếng khác như Toyota hay Chevrolet. Mặc dù vậy thì thiết kế xe VF khá đẹp mình đáng giá cao về ngoại hình (kể cả màu sắc trẻ trung và đa dạng nữa).
Kết bạn Facebook cá nhân của Tân qua địa chỉ : Tân Nguyễn (Tân Nguyễn Marketing)
Xem thêm các video hướng dẫn trên kênh Youtube tại : Tân Nguyễn Marketing
Xem thêm các video chia sẻ trên kênh Tiktok tại : Tân Nguyễn Marketing
Tham khảo các thông tin cập nhật tại Fanpage : Tân Nguyễn Marketing – Jackcy Tân Trainer
Website chính thức : https://tannguyen.net/

Tân Nguyễn Marketing (hay Jackcy Tân Trainer) là nhà đào tạo về Marketing Online, chuyên tư vấn cố vấn doanh nghiệp và triển khai các dịch vụ marketing liên quan.
Kết nối với Tân quan Facebook Hoặc Zalo: 0934041114